Môn Ngữ văn từ lâu đã là một trong ba môn thi quan trọng nhất trong kỳ thi vào lớp 10 của học sinh lớp 9. Không giống như Toán hay Tiếng Anh – môn thi có đáp án rõ ràng, môn Văn đòi hỏi học sinh phải có khả năng cảm thụ, diễn đạt và trình bày tư duy một cách mạch lạc. Đây là thử thách không nhỏ nếu như sĩ tử không có lộ trình ôn thi Văn vào 10 rõ ràng.
Nhiều bạn học sinh rơi vào tình trạng “học mãi không vào”, học trước quên sau, làm bài không đúng trọng tâm. Một phần do không nắm rõ dạng đề, một phần vì thiếu lộ trình học bài bản. Không ít bạn “nước đến chân mới nhảy”, đến gần kỳ thi mới bắt đầu luyện đề thì rất dễ rơi vào áp lực, thậm chí mất phương hướng.
Vậy làm thế nào để xây dựng một lộ trình ôn thi Văn vào 10 vừa khoa học, đúng hướng vừa dễ thực hiện? Hãy cùng HEID khám phá trong bài viết dưới đây.

1. Lộ trình ôn thi Văn vào 10 theo từng giai đoạn
Để học Văn hiệu quả và vững tâm bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10, học sinh lớp 9 nên chia nhỏ quá trình ôn tập thành 3 giai đoạn rõ ràng. Mỗi giai đoạn có mục tiêu cụ thể, nội dung trọng tâm và phương pháp học phù hợp.
Giai đoạn 1: Ôn nền tảng (Tháng 10 – Tháng 12)
Trong bất kỳ lộ trình ôn thi Văn vào 10 nào, giai đoạn đầu tiên – ôn nền tảng – chính là bước đệm then chốt để học sinh lớp 9 xây dựng kiến thức cơ bản, rèn kỹ năng nền và tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn luyện đề sau này. Nếu học sinh bỏ qua giai đoạn này hoặc học hời hợt, việc theo kịp các giai đoạn sau sẽ rất khó khăn và dễ dẫn đến tâm lý hoang mang, áp lực.
Mục tiêu của giai đoạn này
Trọng tâm chính ở giai đoạn này là xây dựng một nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng. Học sinh cần:
- Nắm chắc các loại văn bản thường gặp trong đề thi: truyện ngắn, thơ, văn bản ký, văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
- Biết cách nhận diện dạng đề, hiểu yêu cầu đề bài và luyện phản xạ làm bài một cách chủ động.
- Làm quen với việc viết đoạn văn nghị luận xã hội, đây là phần thường chiếm từ 2 đến 3 điểm trong bài thi chính thức.
Nội dung tập trung ôn tập
Trong giai đoạn đầu ôn tập nền tảng này sẽ có 2 nội dung chính mà học sinh cần tập tủng vào trọng tâm ôn tập.
Đọc hiểu văn bản
Đọc hiểu là phần mở đầu trong đề thi, nhưng lại là nền tảng quan trọng nhất trong toàn bộ lộ trình ôn thi Văn vào 10. Đây không chỉ là kỹ năng làm bài, mà còn là công cụ để học sinh cảm thụ tác phẩm, suy luận logic và diễn đạt mạch lạc.
Học sinh cần:
- Phân biệt các loại văn bản: tự sự (truyện), trữ tình (thơ), ký, nghị luận, thông tin.
- Làm quen câu hỏi thường gặp:
- Văn bản thuộc kiểu gì?
- Phương thức biểu đạt chính là gì?
- Nêu nội dung chính của đoạn trích.
- Tìm và phân tích biện pháp tu từ (ẩn dụ, điệp từ, nhân hóa, hoán dụ…).
- Tác dụng của hình ảnh, từ ngữ, cấu trúc câu.
Mỗi tuần các sĩ tử nên chọn 1 văn bản đã học trong chương trình lớp 9, đọc kỹ và luyện từ 3–5 câu hỏi theo dạng đề thi thật. Có thể dùng giấy nháp để ghi nhanh đáp án, sau đó so sánh với gợi ý hoặc bài làm mẫu.
Viết đoạn văn
Tùy theo đề thi từng năm, học sinh sẽ được yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với một trong hai yêu cầu sau:
*Ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một đoạn thơ đã học:
Học sinh cần thể hiện được cảm xúc chân thật, sự rung động cá nhân trước hình ảnh, ngôn từ hoặc tư tưởng của bài thơ. Việc cảm nhận không chỉ dừng lại ở việc “khen hay”, mà còn cần thể hiện lý do vì sao bài thơ tạo được ấn tượng sâu sắc.
Ví dụ: cảm nhận vẻ đẹp trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải), hay chất thơ mộc mạc trong “Ánh trăng” (Nguyễn Duy).
Cấu trúc đoạn văn cần có:
- Mở đoạn: giới thiệu bài thơ và nội dung cần cảm nhận.
- Phần thân đoạn: nêu cảm nghĩ, phân tích một vài chi tiết tiêu biểu, kết hợp dẫn thơ.
- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc hoặc mở rộng suy nghĩ.
*Phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn thơ và hiệu quả thẩm mỹ của nó
Đây là dạng đoạn văn đòi hỏi học sinh vừa nắm chắc kiến thức văn học, vừa có khả năng phân tích nghệ thuật ngắn gọn và thuyết phục.
Khi viết, học sinh nên:
- Trình bày chủ đề tư tưởng của đoạn thơ (ví dụ: lòng yêu nước, vẻ đẹp con người trong chiến tranh…).
- Phân tích hình ảnh, nhịp thơ, từ ngữ, biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, so sánh…).
- Nhận xét về hiệu quả thẩm mỹ, cụ thể ở đây là cách đoạn thơ để lại ấn tượng hoặc cảm xúc đặc biệt nơi người đọc.
Giai đoạn ôn nền tảng là phần cốt lõi nhất trong lộ trình ôn thi Văn vào 10. Đây là thời điểm không cần học nhiều nhưng phải học thật chắc. Khi học sinh viết được một đoạn văn cảm thụ thơ mạch lạc, cảm xúc chân thành, hay có thể phân tích được cái hay trong từng câu chữ – đó là lúc các sĩ tử đã sẵn sàng bước vào giai đoạn luyện đềnhằm nâng kỹ năng chuyên sâu.

Giai đoạn 2: Luyện kỹ năng (Tháng 1 – Tháng 3)
Sau khi đã nắm được kiến thức nền tảng trong giai đoạn đầu, học sinh bước vào giai đoạn 2 trong lộ trình ôn thi Văn vào 10 với mục tiêu rõ ràng: rèn kỹ năng viết bài văn hoàn chỉnh, diễn đạt rõ ý, lập luận sắc sảo và thể hiện chiều sâu cảm thụ văn học.
Đây là giai đoạn học sinh cần chuyển từ học “theo đơn vị đoạn” sang học “theo cấu trúc bài”, đồng thời làm quen với các dạng đề thi phổ biến để không bị bất ngờ khi vào phòng thi.
Mục tiêu của giai đoạn này
Giai đoạn này giúp học sinh “gọt giũa” bài viết của mình, để không chỉ đúng mà còn hay, không chỉ đủ ý mà còn thuyết phục:
- Nâng cao khả năng viết bài nghị luận trọn vẹn, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Phát triển kỹ năng phân tích văn học, cảm thụ sâu sắc ngôn từ, hình ảnh, chủ đề tư tưởng trong tác phẩm.
- Tập viết đúng yêu cầu đề, biết lựa chọn luận điểm, triển khai luận cứ hợp lý, vận dụng dẫn chứng phù hợp.
Nội dung tập trung ôn tập
Ở giai đoạn luyện tập chuyên sâu này, học sinh sẽ tập trung đi sâu vào phần Viết trong đề thi với hai nội dung nghị luận xã hội và nghị luận văn học chiếm 60% trong cấu trúc.
Nghị luận xã hội:
*Luyện viết bài văn hoàn chỉnh với bố cục 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ngắn gọn, rõ ý.
- Thân bài: Giải thích – phân tích – bàn luận – phản đề – liên hệ thực tế.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học.
*Mở rộng dẫn chứng gần gũi:
- Sử dụng ví dụ từ đời sống học sinh, sách báo, mạng xã hội, nhân vật truyền cảm hứng…
- Tránh dùng dẫn chứng “khô cứng” hoặc lặp lại quá nhiều từ văn mẫu.
- Chú ý cách chuyển đoạn mượt mà, liên kết ý giữa các phần.
*Một số chủ đề nghị luận xã hội thường gặp:
- Giá trị của lòng kiên trì, tinh thần vượt khó.
- Tình bạn, sự chia sẻ trong cuộc sống.
- Vấn đề bạo lực học đường, sống ảo, nghiện mạng xã hội.
- Thói quen đọc sách, học tập suốt đời…
Nghị luận văn học:
*Ôn tập các tác phẩm:
- Truyện: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa.
- Thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Mùa xuân nho nhỏ…
- Các tác phẩm văn học nằm ngoài chương trình học có thể đưa vào đề thi
*Rèn kỹ năng phân tích sâu các yếu tố sau:
- Hình ảnh nghệ thuật tiêu biểu (xe không kính, chiếc lược ngà, cây tre…).
- Tâm lý và hành động nhân vật, thể hiện phẩm chất con người Việt Nam thời chiến, thời bình.
- Thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, đối lập, nhịp điệu thơ…
*Luyện lập dàn ý và viết bài theo từng dạng đề:
- Phân tích một nhân vật, một đoạn thơ.
- So sánh hai đoạn thơ/tác phẩm về một chủ đề (tình đồng chí, tình yêu quê hương…).
- Bàn luận về một chi tiết nghệ thuật hoặc thông điệp từ tác phẩm.
Giai đoạn luyện kỹ năng trong lộ trình ôn thi Văn vào 10 là lúc học sinh “chuyển mình” rõ nhất: từ chỗ viết ngắn, rời rạc sang viết bài chặt chẽ, mạch lạc. Việc luyện viết bài hoàn chỉnh không chỉ giúp tăng điểm số mà còn tăng sự tự tin khi bước vào phòng thi.

Giai đoạn 3: Bứt tốc và tổng ôn (Tháng 4 – Tháng 6)
Đây là giai đoạn “về đích” trong lộ trình ôn thi Văn vào 10 – thời điểm vàng để tăng tốc độ làm bài, nâng phản xạ xử lý đề thi và tối ưu điểm số. Sau khi đã có kiến thức nền tảng và kỹ năng viết cơ bản ở hai giai đoạn trước, học sinh lớp 9 cần bước vào giai đoạn tổng ôn một cách chiến lược, nghiêm túc và sát thực tế nhất.
Mục tiêu của giai đoạn này
Đây là lúc các sĩ tử 2k10 cần tập trung 100% “công lực” để có thể:
- Tăng tốc độ làm bài, luyện cách phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần trong đề thi.
- Tạo phản xạ tự nhiên với đề thi thật, giảm lo lắng, áp lực khi bước vào phòng thi.
- Khắc phục lỗi sai phổ biến qua việc luyện đề, đọc lại bài viết và hệ thống hóa kiến thức.
- Tối ưu điểm số bằng cách luyện viết linh hoạt, sử dụng hiệu quả các mẫu dàn ý, mở bài – kết bài hay.
Nội dung tập trung ôn tập
Sau khi đã nắm vững kiến thức ở 2 giai đoạn trước, đây là lúc sĩ tử tập trung luyện đề và cải thiện các lỗi sai thường gặp.
Luyện đề thi tổng hợp
Mỗi đề thi môn Ngữ văn vào 10 thường gồm 3 nội dung chính:
- Đọc hiểu văn bản: Kiểm tra khả năng nắm bắt nội dung, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, thông điệp trong văn bản.
- Viết đoạn văn: Có thể yêu cầu cảm nghĩ về một đoạn thơ, hoặc phân tích nghệ thuật trong văn bản.
- Viết bài văn nghị luận: Nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học (phân tích, cảm nhận, so sánh…).
Học sinh cần luyện đề theo cấu trúc đề thật, hoàn thiện theo một bài thi hoàn chỉnh. Mỗi bài làm phải thực hiện trọn vẹn trong 120 phút, như thi thật.
Ôn lỗi sai thường gặp
Sau khi hoàn thành bài viết, học sinh cần dành thời gian đọc lại thật kỹ để nhận diện những lỗi quen thuộc như:
- Sai chính tả: Viết sai từ quen thuộc, viết hoa sai quy tắc, viết tắt không phù hợp.
- Thiếu dẫn chứng: Bài văn thiếu chiều sâu vì không có ví dụ cụ thể, không liên hệ được thực tế.
- Diễn đạt lủng củng: Câu dài không rõ ý, thiếu liên kết giữa các câu, sử dụng từ sai sắc thái.
- Sai bố cục: Viết đoạn thành bài, bài văn thiếu mở/kết bài, thân bài triển khai thiếu trọng tâm.
Đây là lúc các sĩ tử cần rèn tư duy phản biện bài viết của chính mình, biết soi lỗi và chủ động sửa sai, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thầy cô.

Với lộ trình ôn thi Văn vào 10 cụ thể rõ ràng, có chiến lược, sự chuẩn bị và tinh thần kỷ luật học tập, học sinh sẽ không chỉ hoàn thành bài thi tốt mà còn có thể vượt qua chính mình, tự tin bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với tinh thần chủ động và quyết tâm cao nhất.
2. Phương pháp học tập theo từng giai đoạn trong lộ trình ôn thi Văn vào 10
Giai đoạn 1: Ôn nền tảng
Để tối ưu hóa kết quả trong giai đoạn này, học sinh cần kết hợp việc học kiến thức + luyện kỹ năng + hệ thống hóa lại nội dung:
Lập lịch học cố định: Chia mỗi tuần làm 3 buổi Văn, luân phiên giữa đọc hiểu – phân tích nghệ thuật – luyện viết đoạn.
Tạo sổ tay văn học cá nhân: Ghi chép những hình ảnh thơ hay, dẫn thơ tiêu biểu, cách diễn đạt súc tích từ bài viết mẫu.
Viết – sửa – viết lại: Sau khi viết xong đoạn văn, hãy đối chiếu với đáp án hoặc bài mẫu để phát hiện lỗi sai. Nếu có thể, nhờ giáo viên góp ý rồi viết lại để khắc sâu kỹ năng.
Học theo nhóm: Giao đề cho nhau viết, sau đó đọc bài và phản biện nhẹ nhàng. Học sinh dễ nhớ lâu hơn khi được trao đổi thực tế.
Giai đoạn 2: Luyện kỹ năng
Đây là giai đoạn khá gấp rút trong lộ trình ôn thi Văn vào 10, học sinh nên áp dụng các phương pháp học sau để có thể tự tin ôn tập kiến thức một cách hiệu quả:
Học theo phương pháp “đọc – phân tích – viết lại”:
- Đọc kỹ một bài văn mẫu hay.
- Gạch chân bố cục, luận điểm, cách liên kết câu.
- Tự viết lại bài đó theo ngôn ngữ, cách diễn đạt của mình.
Chữa bài kỹ, ghi lại lỗi sai:
- Nhờ giáo viên hoặc bạn bè đọc bài, chỉ ra các lỗi như: diễn đạt lủng củng, lập luận chưa rõ, thiếu dẫn chứng, lặp từ.
- Ghi vào sổ tay riêng để tránh lặp lại trong các bài sau.
Tự tạo ngân hàng đề ôn luyện:
Mỗi tuần sưu tầm 2–3 đề thi của các năm trước (đề thật, đề thử, đề ôn của trường khác).
Chọn lọc đề theo dạng: nghị luận xã hội – nghị luận văn học – so sánh – phân tích chi tiết…
Giai đoạn 3: Bứt tốc và tổng ôn
Giai đoạn các sĩ tử sẽ không còn học rải rác nữa, mà cần học tập trung – tăng tốc – chắc chắn từng bước:
Luyện thi dưới áp lực thời gian thật: Dùng đồng hồ đếm ngược 120 phút, làm đề trong không gian yên tĩnh, ngồi ngay ngắn như trong phòng thi để tạo tâm thế nghiêm túc. Việc này giúp học sinh làm quen với cảm giác thi thật, từ đó giữ bình tĩnh hơn khi vào kỳ thi chính thức.
Sau mỗi bài làm:
- Đối chiếu đáp án chi tiết (nếu có) hoặc bài mẫu chuẩn.
- Đọc kỹ nhận xét của giáo viên (nếu được chữa bài), không chỉ để biết đúng – sai mà để hiểu vì sao sai.
- Tự tổng hợp lỗi sai cá nhân: Dành 1 cuốn sổ riêng để ghi lại các lỗi đã từng mắc phải, phân loại theo nhóm lỗi và tìm cách khắc phục cụ thể (ví dụ: “Thêm dẫn chứng từ đời sống thực tế”, “Dùng từ biểu cảm hơn ở đoạn kết”…).
Học sinh có thể áp dụng các phương pháp phù hợp theo từng giai đoạn cùng với sự đồng hành hướng dẫn của giáo viên để có thể nắm vững kiến thức, ôn luyện và phát huy khả năng tốt nhất, nắm trọn điểm 10 trong tay.
3. Tài liệu ôn thi Văn vào 10 từ A tới Z
3.1 Sách “Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn”
Để lộ trình ôn thi Văn vào 10 của sĩ tử đạt chất lượng tốt với hệ thống kiến thức rõ ràng cùng đề luyện phong phú, bài viết sẽ giới thiệu đến các bạn học sinh cuốn sách “Ôn thi vào lớp 10” môn Ngữ Văn do NXBGDVN biên soạn và xuất bản.
Với cuốn sách, học sinh sẽ được cung cấp:
- Kiến thức chuẩn hệ thống, bám sát nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
- Nội dung tóm tắt bằng sơ đồ tư duy một cách trực quan, sinh động
- Câu hỏi ôn luyện, đề thi mẫu bám sát theo cấu trúc, ma trận đề thi vào 10 của các tỉnh, thành phố
- Đáp án làm bài chi tiết kèm các tip hữu dụng giúp tăng điểm khi làm bài
Đây xứng đáng là một “trợ thủ” đắc lực cho mỗi sĩ tử trên hành trình chinh phục ngôi trường THPT mơ ước.
Tham khảo ngay: Sách “Ôn thi vào lớp 10” môn Ngữ văn
3.2 Gói đề luyện thi vào 10 môn Ngữ văn
Gói đề luyện thi vào 10 môn Ngữ văn trên hệ thống onthi.hoclieu.vn chính là giải pháp toàn diện, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi chính thức của từng địa phương. Khi mua sách “Ôn thi vào lớp 10” môn Ngữ văn, học sinh sẽ được tặng kèm một mã kích hoạt 20 đề thi thử trực tuyến và 10 video chấm chữa đề chi tiết từ đội ngũ chuyên gia.
Với gói đề thi thử trong lộ trình ôn thi Văn vào 10, học sinh sẽ được:
- Củng cố những kiến thức cần nắm vững
- Đề thi được làm mới liên tục, bám sát theo xu hướng và sự đổi mới về cấu trúc nội dung
- Livestream định kì hướng dẫn làm bài, tư vấn từ các thầy cô trước khi bước vào kì thi
- Học tập, ôn luyện mọi nơi một cách đơn giản và thuận tiện
Nhờ vào sự tỉ mỉ trong thiết kế và chất lượng nội dung, gói đề luyện thi là tài liệu không thể bỏ qua trên con đường chinh phục văn học.
Hy vọng hai nguồn tài liệu trên sẽ là bạn đồng hành chân ái của mỗi học sinh trong lộ trình ôn thi Văn vào 10 nhiều thử thách.
4. Kết luận
Lộ trình ôn thi Văn vào 10 không đơn thuần là một kế hoạch học tập, mà còn là hành trình để học sinh lớp 9 rèn luyện tư duy, cảm xúc và bản lĩnh viết lách của chính mình. Khi được chia thành từng giai đoạn rõ ràng – từ ôn nền tảng, luyện kỹ năng đến bứt tốc tổng ôn – việc học Văn sẽ không còn là “nỗi sợ” mà trở thành một trải nghiệm học tập thú vị, chủ động và hiệu quả.
Hãy bắt đầu với từng trang giấy và nét chữ, HEID sẽ cùng bạn học đúng hướng và học đủ sâu. Môn Văn không còn là thử thách, mà sẽ là điểm tựa vững chắc giúp bạn bước qua cánh cổng ngôi trường mơ ước với điểm 10 trong tay.