Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh THPT lớp 10-12

Ngữ pháp tiếng Anh THPT là nền tảng quan trọng giúp học sinh tự tin trong giao tiếp, viết luận và đạt điểm cao trong các kỳ thi quan trọng như kỳ thi THPT Quốc gia hay các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS, TOEFL… Tuy nhiên, với khối lượng kiến thức rộng lớn và đa dạng, nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc hệ thống lại các điểm ngữ pháp quan trọng.

Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả các điểm ngữ pháp Tiếng Anh THPT theo sách Global Success. Các kiến thức được trình bày một cách có hệ thống, dễ hiểu và phù hợp với định hướng ôn tập của học sinh THPT.

1. Tổng hợp kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh cho học sinh THPT

1.1. Thì hiện tại đơn (Present Simple) vs. Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)

Hiện tại đơnHiện tại tiếp diễn
Diễn tả thói quen, sự thật hiển nhiên. Cấu trúc này giúp học sinh xây dựng nền tảng vững chắc trong việc mô tả các hoạt động hàng ngày và các quy luật tự nhiên.

Ví dụ: She does the chores. (Cô ấy làm việc nhà)

Diễn tả hành động đang xảy ra tại thời điểm nói, hoặc một kế hoạch trong tương lai gần.

Ví dụ: I am preparing   dinner. (Tôi đang chuẩn bị bữa tối)

1.2. Thì tương lai đơn (Future Simple) với “will” và “be going to”

WillBe going to
Diễn tả dự đoán, quyết định ngay tại thời điểm nói. Học sinh có thể dùng cấu trúc này để diễn tả những dự định hoặc khả năng xảy ra trong tương lai.

Ví dụ: If my application is successful, I will start immediately. (Nếu đơn của tôi thành công, tôi sẽ bắt đầu ngay lập tức)

Diễn tả kế hoạch đã được lên lịch trước. Đây là một phần quan trọng giúp học sinh trình bày kế hoạch hoặc dự định cá nhân.

Ví dụ: I am going to play football at our school sports field with a few friends this evening. (Tôi sẽ chơi đá bóng ở sân thể thao của trường với một vài người bạn tối nay)

1.3. Câu bị động (Passive Voice)

Câu bị động giúp thay đổi trọng tâm câu, nhấn mạnh vào kết quả hơn là chủ thể hành động, dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động hơn là người thực hiện hành động. Kỹ năng này giúp học sinh viết các bài luận học thuật và sử dụng ngôn ngữ trang trọng hơn.

Ví dụ:

  • Smartphones are used for learning languages. (Điện thoại thông minh được sử dụng cho việc học ngôn ngữ)

Câu bị động không chỉ giúp học sinh trình bày thông tin một cách rõ ràng và khách quan, mà còn hỗ trợ họ tạo ra những câu văn chuyên nghiệp, súc tích và tập trung vào kết quả.

Để giúp học sinh làm chủ chủ điểm này, giáo viên có thể kết hợp phương pháp giảng dạy qua tình huống thực tế, bài tập chuyển đổi linh hoạt và các hoạt động nhập vai, giúp học sinh nhận ra rằng câu bị động không chỉ là một dạng biến đổi câu, mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp diễn đạt ý tưởng một cách tinh tế và chính xác hơn.

Tổng hợp ngữ pháp THCS
Cấu trúc câu bị động

1.4. Câu ghép (Compound sentences)

Trong quá trình giao tiếp và viết tiếng Anh, việc diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ giữa các ý tưởng là một kỹ năng quan trọng. Câu ghép kết hợp hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập bằng liên từ kết hợp như “and”, “but”, “or”. Việc hiểu cấu trúc này giúp học sinh viết câu dài hơn và diễn đạt ý tưởng một cách logic.

Ví dụ:

  • I like tea, but she prefers coffee
  • He studied hard, so he passed the exam

Giáo viên có thể kết hợp phương pháp giảng dạy qua ví dụ thực tế, trò chơi ghép câu và bài tập viết sáng tạo, giúp học sinh nhận ra rằng câu ghép không chỉ giúp bài viết trở nên phong phú mà còn thể hiện sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ.

1.5. Động từ nguyên mẫu có “to” (To-infinitives) và động từ nguyên mẫu không “to” (Bare infinitives)

To-infinitivesBare infinitives
Dùng sau một số động từ như “want”, “need”, “decide”. Giúp học sinh diễn tả mục đích hoặc kế hoạch một cách rõ ràng.

Ví dụ: She wants to learn English. / I need to buy a new phone.

Dùng sau động từ khuyết thiếu (can, may, must),g iúp học sinh sử dụng chính xác các động từ khuyết thiếu trong giao tiếp.

Ví dụ: He can swim well. / You must finish your homework.

To-infinitive clause có thể được dùng theo 2 cách như sau:

Để diễn tả mục đích:
Ví dụ:

  • He studied hard to pass the exam. (Anh ấy học hành chăm chỉ để vượt qua kỳ thi.)

Để bổ nghĩa cho một số danh từ:

Ví dụ:

  • Ethan is usually the last person to understand the joke. (Ethan thường là người cuối cùng hiểu được câu chuyện cười.)
  • Peter took a boat trip around the floating market. He wanted to listen to don ca tai tu. (Peter đi thuyền quanh chợ nổi. Anh ấy muốn nghe đờn ca tài tử.)

1.6. Thì quá khứ đơn (Past Simple) vs. Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)

Quá khứ đơnQuá khứ tiếp diễn
Miêu tả hành động đã xảy ra trong quá khứ. Cấu trúc này giúp học sinh kể lại những sự kiện và kinh nghiệm trong quá khứ.

Ví dụ: She visited Paris last year. / He finished his homework an hour ago.

Miêu tả hành động đang diễn ra tại một thời điểm trong quá khứ, cho phép học sinh diễn đạt các sự kiện song song hoặc bị gián đoạn.

Ví dụ: I was watching TV when she called. / They were playing football when it started to rain.

Thì quá khứ và quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ và quá khứ tiếp diễn

1.7. Tính từ đuôi -ed vs. -ing

-ed: Miêu tả cảm xúc của con người. Giúp học sinh thể hiện cảm xúc
cá nhân một cách chính xác.
Ví dụ: I am interested in your community development. (Tôi quan tâm đến phát triển cộng đồng của bạn)
-ing: Miêu tả bản chất của sự vật. Giúp học sinh mô tả đặc điểm của sự vật, sự việc.Ví dụ: The movie is boring. / This book is interesting.

Để giúp học sinh làm chủ chủ điểm này, giáo viên có thể ứng dụng các bài tập tình huống thực tế, trò chơi nhập vai và hoạt động so sánh ý nghĩa giữa hai dạng tính từ, giúp học sinh nhận ra rằng ngữ pháp không chỉ là những quy tắc cứng nhắc mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp giao tiếp tự nhiên và chính xác hơn.

1.8. Danh động từ (Gerunds) và động từ nguyên mẫu có “to” (To-infinitives)

Trong tiếng Anh, danh động từ (gerunds) và động từ nguyên mẫu có “to” (to-infinitives) thường khiến học sinh lúng túng vì cả hai đều có thể đóng vai trò tương tự trong câu.

Tuy nhiên, một sự lựa chọn sai có thể làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa.

Vậy làm thế nào để học sinh không chỉ hiểu lý thuyết, mà còn sử dụng linh hoạt hai dạng động từ này trong ngữ cảnh thực tế?

Gerunds: Dùng sau một số động từ như “enjoy”, “admit”, giúp học sinh mở rộng cách sử dụng động từ trong câu.

Ví dụ:

  • She enjoys reading books. / He admitted making a mistake.

To-infinitives: Dùng để diễn tả mục đích.

Ví dụ:

  • She went to the market to buy some fruits. / I study hard to pass the exam.

Học cách sử dụng gerunds và to-infinitives không đơn thuần là việc học thuộc danh sách động từ đi kèm, mà là hiểu cách mỗi cấu trúc thể hiện ý nghĩa và sắc thái khác nhau.

Khi học sinh có thể phân biệt rõ ràng giữa “She remembers calling him”“She remembers to call him”, hay biết rằng “I prefer reading” có thể khác với “I prefer to read”, học sinh đã tiến thêm một bước quan trọng trong việc sử dụng tiếng Anh tự nhiên và chính xác hơn

1.9. Câu điều kiện loại 1 và loại 2 (Conditional Sentences Type 1 and Type 2)

Trong đó, câu điều kiện rất phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày. Song không phải ai cũng phân biệt được các loại câu điều kiện, đặc biệt là câu điều kiện loại 1 và 2. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì?

Câu điều kiện loại 1Câu điều kiện loại 2
Diễn tả một điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết quả có thể xảy ra nếu điều kiện đó được đáp ứng.

Cấu trúc:
If + mệnh đề ở thì hiện tại đơn, mệnh đề ở thì tương lai đơn (will/can/may + động từ nguyên mẫu)

Ví dụ: If we live in the countryside, we (grow) our own vegetables.

Diễn tả điều kiện không có thực ở hiện tại, nhằm diễn đạt các giả định không thực tế.

Cấu trúc:
If + past simple, would/could/might + bare infinitive

Ví dụ: If I were you, I would buy that car.

Đối với người học tiếng Anh, việc hiểu và nắm rõ cách phân biệt câu điều kiện loại 1 và 2 rất quan trọng. Bởi vì đây là cấu trúc ngữ pháp thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra và ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày. Học sinh có thể luyện tập và thực hành mỗi ngày để củng cố những kiến thức trên.
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh THPT
Câu điều kiện loại 1 & 2

1.10. Mệnh đề quan hệ: Defining và Non-defining relative clauses (who, that, which, whose)

Mệnh đề quan hệ (Relative Clauses) là một dạng mệnh đề phụ giúp bổ sung thông tin về danh từ trong câu, giúp câu văn mạch lạc, rõ ràng và tránh lặp từ.

Dựa vào mức độ cần thiết của thông tin bổ sung, mệnh đề quan hệ được chia thành mệnh đề quan hệ xác định (Defining Relative Clauses) và mệnh đề quan hệ không xác định (Non-Defining Relative Clauses).

Loại 1: Defining: Cung cấp thông tin cần thiết, mô tả đối tượng một cách chính xác.

Ví dụ:

  • That is the teacher who has received an award for excellent teaching. (Đó là giáo viên, người đã nhận được giải thưởng cho việc dạy học xuất sắc)

Loại  2: Non-defining: Thêm thông tin bổ sung cho câu văn phong phú hơn.

Ví dụ:

  • My brother, who lives in London, is a teacher.

Việc hiểu rõ và sử dụng đúng mệnh đề quan hệ xác định và không xác định giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, diễn đạt mạch lạc hơn và tránh lặp từ trong giao tiếp.

1.11. Câu tường thuật (Reported Speech)

Câu tường thuật (Reported speech) là một loại câu trong ngữ pháp tiếng Anh, thường dùng để diễn đạt thông tin, lời nói hoặc suy nghĩ của ai đó một cách gián tiếp thông qua việc trích dẫn lại những gì người đó đã nói mà không sử dụng các dấu ngoặc kép như trong câu trực tiếp.

Khi chuyển đổi từ câu trực tiếp (direct speech) sang câu tường thuật (reported speech), các động từ tường thuật thường thay đổi để phù hợp với ngữ cảnh trong câu tường thuật.

Các thay đổi này bao gồm thì, các đại từ, và những từ chỉ thời gian trong câu.

Ví dụ:

I am doing research on sustainable tourism,” said my brother

(Tôi đang nghiên cứu về du lịch bền vững”, anh trai tôi nói)

-> My brother said he was doing research on sustainable tourism.

(Anh trai tôi nói rằng anh ấy đang nghiên cứu về du lịch bền vững)

1.12. Liên từ (Linking Verbs)

Chắc hẳn nhiều bạn khi đọc tiêu đề sẽ có đôi chút thắc mắc rằng liệu Linking verbs có phải là động từ không, những từ này có chức năng gì khác so với động từ và khi đặt trong ngữ cảnh có cần người nói chia động từ phù hợp không.

Trên thực tế, linking verbs đều là những từ hết sức quen thuộc trong tiếng anh mà chắc chắn bạn nào cũng đã từng gặp, nhưng không rõ về tên gọi và nhiệm vụ của chúng.

Vậy thì hãy cùng khám phá về Linking verbs – dạng từ vô cùng quan trọng trong ngữ pháp tiếng anh nhé.

Linking verbs (động từ liên kết) dùng để nối chủ ngữ với một tính từ hoặc cụm danh từ mô tả hoặc bổ nghĩa cho chủ ngữ.

Các linking verbs phổ biến bao gồm:

  • be (am, is, are, was, were)
  • seem
  • look
  • feel
  • taste
  • smell
  • sound
  • become
  • get
  • appear
  • remain

Ví dụ:

  • My mum looks very tired. (Mẹ tôi trông rất mệt mỏi).

1.13. So sánh hơn và so sánh nhất của tính từ (Comparative and Superlative Adjectives)

So sánh hơnSo sánh nhất
Dùng để so sánh hai người hoặc vật.

Cấu trúc: Tính từ/trạng từ ngắn + -er than hoặc more + tính từ/trạng từ dài + than.

Ví dụ:
The urban lifestyle seems more excitingly to young people.
(Lối sống thành thị có vẻ thú vị hơn đối với giới trẻ)

Dùng để so sánh một người hoặc vật với tất cả những người hoặc vật còn lại trong một nhóm.

Cấu trúc: the + tính từ/trạng từ ngắn + -est hoặc the most + tính từ/trạng từ dài.

Ví dụ:
The United Nations is the largest international organisation.
(Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất)

So sánh hơn và so sánh nhất của tính từ
So sánh hơn và so sánh nhất của tính từ

1.14. Participle clauses (Mệnh đề phân từ)

Mệnh đề phân từ trong tiếng Anh (Participle Clause) là một mệnh đề trạng ngữ thường bắt đầu bằng hiện tại phân từ (V-ing) hoặc quá khứ phân từ (-ed).

Mệnh đề này sử dụng nhằm cung cấp thông tin về thời gian, nguyên nhân hoặc kết quả. Bên cạnh đó, còn giúp cho câu trở nên ngắn gọn, ít phức tạp hơn.

Thông thường, mệnh đề phân từ thường trang trọng và mang tính học thuật cao nên chủ yếu được sử dụng trong văn viết.

Ngoài ra, các mệnh đề phân từ thường được ngăn cách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy, có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.

Có thể được dùng để rút gọn mệnh đề trạng ngữ chỉ lý do, ví dụ:

  • Because carbon dioxide is produced in huge amounts, it causes air pollution and climate change.
  • => Carbon dioxide produced in huge amounts causes air pollution and climate change. (Vì carbon dioxide được sản xuất với số lượng lớn, nó gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.)

Mệnh đề phân từ cũng có thể được dùng để thay thế mệnh đề quan hệ, ví dụ:

  • Learning about the impact of global warming, we decided to save more energy. (Học về tác động của sự nóng lên toàn cầu, chúng tôi quyết định tiết kiệm năng lượng hơn.)

Mệnh đề phân từ không chỉ giúp câu văn trở nên ngắn gọn, súc tích và giàu tính liên kết, mà còn thể hiện sự thành thạo trong việc sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên và chuyên nghiệp.

Để giúp học sinh làm chủ cấu trúc này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan, phân tích ví dụ thực tế và khuyến khích học sinh tự tạo câu với các tình huống gần gũi với đời sống.

1.15. Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect)

Miêu tả hành động bắt đầu trong quá khứ và vẫn còn tiếp diễn. Học sinh cần nắm vững để diễn tả kinh nghiệm và hành động có ảnh hưởng đến hiện tại.

Định nghĩaVí dụ
Dùng để diễn tả một hành động bắt đầu trong quá khứ và vẫn còn tiếp diễn ở hiện tại.A lot of young people have moved to big cities to work or study. (Nhiều người trẻ đã chuyển đến các thành phố lớn để làm việc hoặc học tập.)
Dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra nhiều lần tính đến hiện tại.This is the second time I have visited this city. (Đây là lần thứ hai tôi đến thăm thành phố này.)
Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh THPT
Thì hiện tại hoàn thành

1.16. Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện và so sánh (Adverbial Clauses of Condition and Comparison)

Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện (adverbial clause of condition) là một mệnh đề phụ, nêu điều kiện mà hành động trong mệnh đề chính sẽ xảy ra / hoặc không thể xảy ra.

Mệnh đề chỉ điều kiện luôn đứng sau các liên từ:

  • if
  • unless
  • provided that
  • until

Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện nêu khả năng có thể xảy ra của một tình huống. Mệnh đề này có thể dùng các liên từ phụ thuộc như if, unless. Ví dụ:

  • We can’t release injured animals into the wild unless they are treated and fully recovered (Chúng ta không thể thả động vật bị thương về tự nhiên trừ khi chúng được chữa trị và hồi phục hoàn toàn).

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh (adverbial clause of comparison) là một mệnh đề phụ, dùng để so sánh tính chất, mức độ hoặc cách thức của hai hay nhiều hành động hoặc sự vật, sự việc.

Mệnh đề này sử dụng các liên từ:

  • than (hơn)
  • hoặc as … as (như)

Mệnh đề trạng ngữ so sánh dùng các liên từ phụ thuộc như as, than. Ví dụ:

  • Gibbons are as famous for their beautiful singing as they are for their swinging movements through the trees (Vượn nổi tiếng vì tiếng hót hay cũng như vì khả năng đu mình trên cây)

1.17. Câu chủ động và bị động trong thể sai khiến (Active and passive causatives)

Thể sai khiến (Causative form) được sử dụng khi người học muốn nói về điều gì đó mà người khác đã làm giúp cho mình hoặc cho một đối tượng khác. Hay nói cách khác, chủ thể không phải là người thực hiện hành động, mà chỉ yêu cầu, sai bảo, thuê hoặc nhờ vả người khác làm việc đó cho mình.

Thể sai khiến (Causative form) là một trong những cấu trúc ngữ pháp rất được đánh giá cao ở trong các bài thi tiếng Anh trung học phổ thông và kể cả trong phần thi IELTS Speaking.

Câu chủ động trong câu sai bảo dùng cấu trúchave/let/make + O + V (nguyên mẫu)
Câu bị động trong câu sai bảo dùng cấu trúchave/get + O + V3/ed

Ví dụ:

I washed my car yesterday

(Tôi đã tự rửa xe của mình vào ngày hôm qua)

-> I had my car washed yesterday

(Tôi đã rửa xe ngày hôm qua)

1.18. Cụm động từ ba từ (Three-word phrasal verbs)

Cụm động từ ba từ là động từ kết hợp với trạng từ và giới từ. Sự kết hợp này về cơ bản tạo ra một động từ mới có ý nghĩa hoàn toàn độc đáo.

Và toàn bộ cụm từ hoạt động như một động từ đơn lẻ và thường không thể hiểu được nếu chỉ nhìn vào từng từ riêng lẻ.

Ví dụ: look up to là một cụm động từ gồm ba từ với từ look là động từ chính, up là trạng từ và to là giới từ. Nếu chúng ta xem xét nghĩa đen của từng từ riêng lẻ này, chúng ta có thể đoán rằng nó có liên quan đến việc nhìn lên trên. Tuy nhiên, cụm từ này thực sự có nghĩa là ngưỡng mộ hoặc tôn trọng ai đó.

Ví dụ:

  • She gets on with all the members of her team. (Cô ấy hòa hợp với tất cả các thành viên trong nhóm của mình).

Cụm động từ ba từ có thể là thách thức đối với người học tiếng Anh, nhưng việc hiểu cấu trúc và cách sử dụng của chúng là điều cần thiết để giao tiếp hiệu quả. Hãy thử kết hợp những cụm từ này vào cuộc trò chuyện hàng ngày của bạn và ghi chú lại ngữ cảnh mà chúng được sử dụng trong tài liệu đọc của bạn.

Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh THPT
Cụm động từ ba từ

Một số cụm động từ ba từ khác có thể được tìm thấy trong bài:

  • live up to
  • cut down on
  • get on with
  • put up with
  • go in for
  • get through to
  • look forward to
  • keep up with

1.19. Câu tường thuật: Tường thuật mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị và lời khuyên (Reported speech: Reporting orders, Requests, Offers and Advice)

Câu tường thuật (Reported Speech) là cách chúng ta thuật lại lời nói, mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc lời khuyên của người khác mà không nhắc lại nguyên văn lời nói của họ.

Khi tường thuật một câu lệnh hay một lời khuyên, chúng ta cần chuyển đổi động từ, đại từ, trạng từ chỉ thời gian và địa điểm sao cho phù hợp với bối cảnh của câu nói gián tiếp. Khi tường thuật một mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc lời khuyên, ta sử dụng cấu trúc:

  • tell/ask + O + to V (đối với câu khẳng định)
  • tell/ask + O + not to V (đối với câu phủ định).

Ví dụ:

  • She told me to be careful. (Cô ấy bảo tôi phải cẩn thận.)
  • He asked me not to talk loudly. (Anh ấy yêu cầu tôi không nói lớn tiếng.)

Câu tường thuật không chỉ là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng mà còn là công cụ giúp truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và chính xác. Để giúp học sinh nắm chắc chủ điểm này, giáo viên có thể sử dụng các tình huống nhập vai, bài tập chuyển đổi câu và các trò chơi ngữ pháp thú vị, từ đó biến lý thuyết khô khan thành những trải nghiệm học tập thực tế và hấp dẫn.

Tổng kết

Trên đây, HEID đã chia sẻ tổng hợp toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh THPT, giúp thầy cô nắm bắt được tổng quát và phần nào biết cách đưa vào giảng dạy môn tiếng Anh hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng trong quá trình giảng dạy.

Tham khảo thêm sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ:

Chia sẻ

Facebook